Hiện nay với các công nghệ tiên tiến các máy hàn hỗ trợ chúng ta trong việc sửa chữa, lắp đặt các công cụ, thiết bị gia dụng hay công nghiệp được đơn giản hóa hơn. Tuy nhiên đối với người thợ hàn tiềm tàng rất nhiều hiểm nguy như bỏng do tia lửa hàn.
Khi hàn tia lửa phát sáng, đó là UV với bước sóng là 315 mm sẽ tổn thương da nghiêm trọng cho người thợ hàn. Bài viết này chúng tôi sẽ chỉ ra các nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng, chữa bỏng và cách chữa rát mặt khi hàn do tia lửa hàn điện sơ cấp và hữu hiệu nhất.
Thông thường các vết thương bỏng da khi hàn sẽ có mức độ tổn thương khác nhau, được phân ra thành 3 mức độ sau:
- Cấp độ 1: da đỏ, hơi đau, sưng nhẹ, vết bỏng có màu trắng khi ấn lên và da thường bị lột sau 2 - 3 ngày, đây là biểu hiện nhẹ nhất của bỏng hàn
- Cấp độ 2: vết bỏng dày hơn, da nạn nhân rất đỏ, sưng nhiều, loang lỗ và có mụn nước trên bề mặt da bị tổn thương.
- Cấp độ 3: vết bỏng trở nên nghiêm trọng là mức độ bỏng nặng nhất và rất ít khi xảy ra khi hàn,vùng bị bỏng lớn, gây tổn thương cho tất cả các lớp da, da chuyển sang màu trắng hay bị cháy xém. Nạn nhân cảm thấy vô cùng đau, rát, trường hợp nặng hơn nạn nhân sẽ mất cảm giác đau đớn do các dây thần kinh và mô da bị tổn thương nghiêm trọng.
Tùy vào độ sâu cũng như tổn thương của vết bỏng mà nó sẽ có các đặc tính khác nhau. Với bỏng nhẹ chỉ kéo dài 2-3 ngày sau đó lớp da chết sẽ bị bong tróc ra bên ngoài. Với những vết bỏng nặng, bề mặt da có màu đỏ, nặng hơn thì có màu hồng, màu trắng hoặc màu đen do cháy xém. Những vết bỏng sẽ gây đau, rát và gây ngứa ngáy khi điều trị.
Các trường hợp bỏng hàn hay gặp ở người học nghề, thao tác chưa chuyên nghiệp, dứt khoát nên dễ dẫn đến bỏng
Nguyên nhân thứ 2 là do người lao động bất cẩn, chủ quan không chịu sử dụng các đồ bảo hộ lao động hoặc sử dụng đồ bảo hộ lao động khi hàn không đúng cách, không đúng cách và chức năng.
Trong quá trình hàn sẽ sinh ra nhiều khói hàn, bụi kim loại và các tia lửa hàn điện, chúng có thể gây tổn thương cho da và mắt của người thợ hàn. Với mắt, chúng có thể gây ảnh hưởng giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc bên trong. Vùng da thường bị tổn thương khi hàn là vùng mặt, cổ cánh tay, các vết bỏng da có thể gây đau rát và khó chịu cho nạn nhân.
Để phòng tránh bỏng da khi hàn thì cách tốt nhất là bạn phải mang đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động khi hàn bao gồm:
- Mặt nạ hàn full mặt bảo vệ da mặt và mắt không tiếp xúc trực tiếp với tia lửa hàn điện từ đó hạn chế các tổn thương.
- Đeo kính râm, kính bảo hộ, mũ rộng vành để bảo vệ vùng da trên mặt.
- Trang bị đồ bảo hộ và găng tay cách nhiệt, chống cháy để có thể bảo vệ da tay tránh bị bỏng và chống giật điện.
Khi chỉ bỏng nhẹ ở cấp độ 1 nên rửa với nước mát, khăn mịn nhúng nước đá hoặc nước mát và sau đó bạn hãy đắp khăn lên vùng da bị bỏng để làm dịu các triệu chứng đau, rát do vết bỏng gây ra.
Với trường hợp vết bỏng nguy hiểm hơn, có bọng nước trên da hay diện tích vết bỏng lớn bạn cần đến trung tâm y tế để được khám và có những phương án điều trị thích hợp nhất.
Phía trên là chia sẻ để các bạn nhận biết các triệu chứng bỏng, nguyên nhân, cách phòng tránh cũng như chữa bỏng hàn. Khi hàn phải tuyệt đối tuân theo quy định về an toàn và mặc đồ bảo hộ đầy đủ để bảo vệ bản thân mình vì không có cách điều trị nào tốt hơn việc phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Ngoài ra, hãy truy cập ngay website của chúng tôi để cập nhật thêm thông tin hữu ích nhé: https://blog.mecsu.vn/