Hiện nay, hầu hết các loại thiết bị máy bơm sử dụng mô tơ điện có mặt trên thị trường đều được trang bị các loại linh kiện tụ điện chuyên dụng. Các loại tụ điện được ưa chuộng và phổ biến nhất có thể kể đến chính là tụ điện ngâm và tụ điện đề. Vậy các loại tụ này đóng vai trò gì trong quá trình vận hành của các loại thiết bị máy bơm ? Xin mời các quý bạn đọc hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này thông qua bài viết của ngày hôm nay nhé.
Đối với các dòng máy motor điện 1 pha, khi dòng điện đi vào cuộn dây 1 pha không hề sản sinh ra từ trường quay mà thay vào đó là từ trường đập mạch, khác với các loại từ trường khác thì từ trường đập mạch không thể làm cho rô to quay được mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của các loại cuộn dây phụ ( cuộn đề ), lúc này tụ điện trong máy mới có thể sản sinh ra được từ trường quay. Do vậy tụ điện là một loại linh kiện chính yếu không thể thiếu trong các loại thiết bị motor điện 1 pha.
Đối với các loại thiết bị motor điện 3 pha thì sẽ có khác biệt đôi chút. Các loại thiết bị này sử dụng dòng điện 3 pha đi vào 3 cuộn dây stato và lúc này sẽ tự động sản sinh ra từ trường quay, do vậy tất cả các loại thiết bị mô tơ điện 3 pha hoàn toàn không hề cần đến sự hỗ trợ cũng như không được trang bị các loại tụ điện
Nếu như bạn đang sử dụng các loại thiết bị máy bơm thông thường với vị trí của các loại tụ điện đều được đặt gọn gàng trong các hộp cực thì việc lựa chọn tụ điện cho các sản phẩm này hoàn toàn không hề quan trọng bởi điều đó đã được nhà sản xuất tính toán rất kỹ càng để có thể mang lại mức hiệu suất công việc tốt nhất đến cho máy bơm. Bạn hoàn toàn có thể thoải mái sử dụng mà không lo gặp phải bất kỳ vấn đề gì.
Tuy nhiên, đối với các loại thiết bị máy bơm 1 pha hay bơm chìm thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Đặc điểm chung của các loại máy bơm này đó chính là không thể được lắp đặt sẵn tụ điện vào phần động cơ, bạn cần phải tự mình tiến hành thủ công các thao tác lắp tụ điện ở trên mặt đất cho các sản phẩm trên. Công thức lựa chọn tụ điện cho các loại thiết bị máy bơm 1 pha hay bơm chìm có thể được biểu diễn một cách đơn giản như sau :
C = 2800 x ( Iđm/U1) microfara
Trong đó: Iđm là dòng định mức, U1 là điện áp đặt vào động cơ
C kđ = C + C o
Trong đó C kđ : Tụ khởi động. C o là tụ sẽ ngắt ra sau khi khởi động hành công
Một ví dụ đơn giản giúp cho bạn đọc có thể dễ dàng hình dung : Tính điện dung tụ công tác và khởi động của động cơ điện ba pha công suất 250W điện áp 127/220V, dòng điện 2/ 1,15A cần đấu vào lưới 220V
C = 2800 x( 1,15 / 220 ) = 14,6 microfara
Chọn tụ 400V – 15 microfara
C kđ = ( 2,5 đến 3 ) x C = ( 2,5 – – 3) x 14,6 = 36 đến 44 microfara
Chọn tụ: 400V – 50 microfara.